Hiện nay, việc sử dụng nước máy của các hộ gia đình đang ngày càng tăng cao lên từng ngày, và trong quá trình xử lý nước, một số trạm cấp nước sẽ sử dụng Asen trong quá trình xử lý, nếu vượt quá liều lượng cho phép thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về những nguy hiểm của Asen đối với sức khỏe của con người, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu về những nguy hiểm của Asen qua bài viết dưới đây.
Asen là gì?
Asen, hay còn có tên gọi khác là thạch tín, là một hợp chất cực kì độc hại, độc gấp 4 lần thủy ngân. Nếu bạn vô tình uống phải nguồn nước có nhiễm Asen dù lượng nước này chỉ bằng nửa hạt gạo cũng có thể giết chết một người khỏe mạnh.
Trước kia, cái tên Asen được biết đến là một loại thuốc bắc trong các quầy thuốc đông y cổ truyền. Nhưng trong những năm gần đây, khi hàng loạt người trên thế giới và kể cả ở Việt Nam bị mắc bệnh ung thư quái ác, khi xét nghiệm nguồn nước mà họ đang sử dụng thì chính là thủ phạm.
Theo một số liệu được công bố rộng rãi từ tổ chức y tế thế giới WHO, cứ 10.000 người bị mắc bệnh ung thư thì có 6 người tử vong do sư dụng nguồn nước có nồng độ Asen cao hơn mức chuẩn mà WHO đề ra là 0,01mg/lit.
Những tranh cãi quyết liệt ở Việt Nam
Mới đây, trạm cấp nước Mỹ Đình 2 tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bị buộc phải đóng cửa do khi bị khám xét, lượng Asen trong nước đã vượt quá tiêu chuẩn mà bộ y tế Việt Nam đã đưa ra tới 1,8 lần, một con số đáng quan ngại. Nhưng Phó Giáo Sư Trần Hồng Côn, giảng viên khóa Hóa của Đại học Khoa Học Tự Nhiên khẳng định rằng, hàm lượng Asen trong nước cao gấp 2 lần là “vẫn trong ngưỡng an toàn và chấp nhận được”.
Đóng cửa trạm cấp nước sạch Mỹ Đình II
Vị PGS dẫn chứng, tại Bangladesh, những người dân sử dụng nước có hàm lượng Asen cao lên đến dưới 0,05mg/lit thì sau 5 – 10 năm vẫn không hề có dấu hiệu bị nhiễm Asen. Chỉ có những người dân sử dụng nước trên chỉ số 0,05mg/lit và đặc biệt là ở mức cực cao như 0,1mg/lit mới xuất hiện biểu hiện bị phơi nhiễm Asen sau khoảng từ 3 – 5 năm sử dụng nguồn nước.
Và như là để phản bác lại quan điểm này, một Phó Giáo Sư khác là Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng cục quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y Tế tại Việt Nam lại khẳng định, đã có rất nhiều nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy rằng khi một người sử dụng nguồn nước nhiễm Asen để sinh hoạt và đặc biệt là ăn uống thì nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe ở các mức độ khác nhau. Sự ảnh hưởng này tùy thuộc vào mức độ phơi nhiễm và thời gian phơi nhiễm, nồng độ Asen trong nước ăn uống và sinh hoạt.
Bên cạnh đó ông Nga cũng thừa nhận rằng, dù tác động của Asen tới sức khỏe với việc phơi nhiễm Asen với nồng độ thấp hơn 0,05mg/lit có rất ít bằng chứng nhưng ông Nga khẳng định nguyên nhân chính là do tác động của nó chủ yếu xảy ra ở mức độ mà mắt thường con người không thể nào nhận thấy được.
Ông Nga chia sẻ: “Asen được biết đến là một loại hợp chất có chức năng tích lũy trong cơ thể người, nó có tác dụng ức chế lên 200 loại enzyme khác nhau, từ đó ảnh hưởng nặng nề tới các phản ứng hóa học và một phần nào quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nhiều nghiên cứ gần đây cho thấy rằng dù nồng độ Asen rấp thấp vào khoảng 0,02mg/lit đã có thể gây rối loạn nội tiết”.
Tại tạp chí Enviroment Health Perspect, họ đã tiến hành làm một nghiên cứu tại 42 làng của Đài Loan vào năm 2000, nó cho thấy rằng với tiêu chuẩn cho phép của Asen trong nguồn nước để sinh hoạt và ăn uống tại đây là vào khoảng 0,05mg/l thì nó sẽ làm gia tăng đáng kể việc gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho cộng đồng và không có đủ đề kháng trong cơ thể để bảo vệ sức khỏe của người dân nơi đây.
Trở lại với lập luận của PGS Trần Hồng Côn, ông cho rằng người dân đang sinh sống tại Khu đô thị Mỹ Đình 2 không cần quá lo lắng vì tại một số giếng khoan tư nhân tại Mỹ cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác tại Châu Âu, người ta vẫn dùng tiêu chuẩn 0,05mg/lit và nếu dùng đúng dưới ngưỡng này thì sức khỏe sẽ an toàn và không hề bị ảnh hưởng.
Và như để phản biện lại vấn đề này, PGS Nguyễn Huy Nga khẳng định, ở Mỹ, Cơ quan Bảo Vệ Môi Sinh Hoa Kỳ (USEPA) đã giảm tiêu chuẩn Asen trong nước ăn uống từ 0,05mg/lit xuống chỉ còn 0,01mg/lit vào năm 2001 và họ đang cố gắng hướng tới quy định này xuống con số 0. Và chính phủ Mỹ đang cố gắng áp đặt tất cả tiêu chuẩn này cho các nhà máy cung cấp nước ăn uống trên toàn bang của mình và không có bang nào là ngoại lệ.
Người dân nông thôn tại Việt Nam đang gặp nguy hiểm?
Tuy rằng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra mức khuyến cáo là các nước nên sử dụng nguồn nước nhiễm Asen ở mức 0,01mg/lit nhằm đảm bảo anh toàn cho sức khỏe của mọi người. Nhưng ở Việt Nam trước đây đã áp dụng mức 0,05mg/lit trong một thời gian dài rồi mới hạ mức chuẩn xuống 0,01mg/lit như hiện nay.
PGS Nguyễn Huy Nga cũng cho rằng việc đặt tiêu chuẩn 0,05mg/lit là một sự nhân nhượng đối với người dân nông thông vì điều kiện xử lý nước ở nông thông không bằng thành thị.
Cục trưởng bảo vệ môi trường, Bộ y tế - ông Nguyễn Huy Nga
Đại diện của tổ chức Y tế thế giới WHO cũng đã lên tiếng khẳng định, khi một nước đặt ra tiêu chuẩn phù với quốc gia của mình ( công nghệ xử lý nguồn nước, điều kiện kinh tế xã hội, mức độ nhiễm Asen.. )
Tuy vậy đến nay đã có rất nhiều nước trên thế giới áp dụng tiêu chuẩn 0,01mg/lit, tiêu biểu như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan… Trường hợp đặc biệt tại Australia quy định mức Asen trong nguồn nước thấp nhất thế giới vào khoảng 0,007mg/lit.
Các bộ luật mà bộ BYT Việt Nam đã ban hành
Vào năm 2009, Bộ Y Tế tại Việt Nam đã chính thức cho ban hành 2 quy chuẩn kĩ thuật đạt tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước bao gồm:
QCVN 01:2009/BYT áp dụng với tất cả các cơ sở sử dụng nguồn nước để sinh hoạt và ăn uống có công suất vào khoảng 1.000 m3/ngày đêm trở lên, trong đó bao gồm 109 tiêu chí và tiêu chí về chỉ số Asen vào khoảng tối đa 0,01mg/lit.
Bảng giới hạn các tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt
QCVN 02:2009/BYT áp dụng với tất cả các cơ sở hạ tầng có nguồn nước cấp tập trung cho các hộ dân có mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm và cấp nước hộ gia đình do chính hộ gia đình đó tự khai thác như giếng khoan hoặc giếng đào. Chỉ só Asen cho phép tại quy định này là 0,01mg/lit đối với cơ sở cấp nước tập trung và 0,05mg/lit đối với nguồn nước mà hộ gia đình tự khai thác.
Việt Nam cũng đẩy mạnh công tác làm nước sạch.
Vào ngày 31/3/2012, thủ tưởng Chính Phủ nước Việt Nam đã quyết định ban hành về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc qua Nước sạch và Vệ sinh môt trường nông thông trong giai đoạn 3 năm từ năm 2012 đến năm 2015.
Theo đó, khi tới năm cuối cùng của mục tiêu là năm 2015, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh hợp lý, trong đó 45% sử dụng nước đạt tiêu chuẩn QCVN 02-2009/BYT với con số vào khoảng 60 lít/người/ngày.
- NƯỚC RO CHẠY THẬN NHÂN TẠO TIÊU CHUẨN AAMI(17.07.2024)
- KHUYẾN MÃI MỪNG LỄ 2/9/2024(13.07.2024)
- HÀNH ĐỘNG NHỎ - Ý NGHĨA TO (27.04.2024)
- NƯỚC SẠCH VÀ SỨC KHỎE(05.04.2023)
- CÁC MẸO HAY GIÚP TĂNG TUỔI THỌ CHO MÁY LỌC NƯỚC (05.10.2015)
- NHỮNG LƯU Ý VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC KHI THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG RO(25.08.2022)
- SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC VÀ ĐỘ MẶN(28.11.2020)
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SODA VÀ BICA(06.06.2022)
- CÔNG TY CP SX - XNK MÁY LỌC NƯỚC ĐÀI VIỆT(03.10.2015)
- DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT NƯỚC MUỐI SINH LÝ 0.9%(13.07.2023)
- TẤT NIÊN 2022(07.01.2023)
- GIÁ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT NƯỚC TINH KHIẾT ĐÓNG BÌNH 20L CHẤT LƯỢNG(26.03.2022)
- BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SẠCH TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY(03.10.2015)
- MÀNG SIÊU LỌC UF (Ultra Filtration) LÀ GÌ? NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÀNG SIÊU LỌC UF.(17.11.2020)
- NỒNG ĐỘ PH ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NGUỒN NƯỚC VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI?(03.10.2015)
- CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỘT NGUỒN NƯỚC SẠCH(03.10.2015)
- THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT(16.11.2020)
- KỶ NIỆM 17 NĂM THÀNH LẬP CÔNG TY CP SX-XNK MÁY LỌC NƯỚC ĐÀI VIỆT(25.04.2023)
- XÉT NGHIỆM NƯỚC SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH(20.11.2020)
- QUY TRÌNH CIP (VỆ SINH THIẾT BỊ)(08.02.2023)
- CÁCH XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN CÓ MÙI HÔI VÀ NỔI VÁNG(03.10.2015)
- CÁCH KHẮC PHỤC NGUỒN NƯỚC NHIỄM CANXI ĐÁ VÔI(03.10.2015)
- LÀM SAO ĐỂ CHỌN MÀNG RO PHÙ HỢP (23.03.2021)
- XU HƯỚNG SỬ DỤNG MÁY LỌC NƯỚC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG HIỆN NAY(05.10.2015)
- HOÀN NGUYÊN HẠT NHỰA TRAO ĐỔI ION(18.05.2022)
- 80% NGUỒN GỐC CỦA UNG THƯ LÀ DO DÙNG NƯỚC BẨN(20.11.2015)
- TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC(22.03.2017)
- MÀNG LỌC RO BỊ TẮC NGHẼN VÀ GIẢI PHÁP(12.12.2020)
- 10 LỢI ÍCH TỐT NHẤT CỦA MÁY LỌC NƯỚC UỐNG NÓNG LẠNH(14.12.2020)
- VÌ SAO CON NGƯỜI CẦN PHẢI SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH(24.12.2020)