Nước và sức khỏe
Nước bị ô nhiễm và vệ sinh môi trường kém có liên quan đến sự lan truyền các dịch bệnh như tả, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm gan A, thương hàn và bại liệt. Các cá nhân có thể phòng tránh được phơi nhiễm với các nguy cơ do các dịch vụ vệ sinh môi trường và quản lý nước không đầy đủ, hoặc không thích hợp. Điều này đặc biệt đúng trong các bệnh viện, nơi mà cả bệnh nhân và nhân viên tế ở môi trường có nguy cơ nhiễm trùng và mắc bệnh cao nhưng các dịch vụ về nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh không được đáp ứng. Trên toàn cầu, 15% bệnh nhân bị nhiễm trùng trong thời gian nằm viện, ở các nước có thu nhập thấp tỷ lệ này cao hơn nhiều.
Nước ăn uống, sinh hoạt của hàng trăm triệu người đã bị nhiễm bẩn và ô nhiễm hóa chất do việc quản lý nước thải đô thị, nước thải công nghiệp và nông nghiệp không phù hợp. Ước tính có khoảng 842 000 người chết mỗi năm vì tiêu chảy do không đảm bảo an toàn nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường và vệ sinh tay. 361 000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm có thể tránh được nếu các yếu tố nguy cơ ô nhiễm nước được giải quyết. Ở những nơi thiếu nước sạch, mọi người thường không rửa tay, do đó làm tăng thêm khả năng tiêu chảy và các bệnh khác.
Tiêu chảy là bệnh được biết đến rộng rãi nhất liên quan đến thực phẩm và nước bị ô nhiễm nhưng có những mối nguy hiểm khác. Gần 240 triệu người bị nhiễm bệnh sán máng – một bệnh cấp tính và mãn tính do ký sinh trùng có trong nước bị ô nhiễm.
Ở nhiều nơi trên thế giới, các côn trùng sinh sản trong dụng cụ chứa nước và truyền bệnh như sốt xuất huyết. Một số các loài côn trùng là vectơ truyền bệnh, sinh sản trong dụng cụ chứa nước sạch, chứ không phải là nước bẩn, và các thùng chứa nước sạch hộ gia đình chính là chỗ chúng sinh sản. Do vậy, việc đậy kín các dụng cụ chứa nước tại các hộ gia đình, ngăn các vector sinh sản ở đó có thể là biện pháp can thiệp đơn giản và cũng có lợi ích khác là giảm sự ô nhiễm nước do phân.
Nguồn nước
Mục tiêu thiên niên kỷ về nước sạch sử dụng thuật ngữ: “các nguồn nước sinh hoạt được cải thiện” hoặc “các nguồn nước sinh hoạt không được cải thiện”. Nhưng những nguồn nước được cải thiện không nhất thiết đã là an toàn. Ít nhất 1,8 tỷ người sử dụng nguồn nước uống bị ô nhiễm phân. Một tỷ lệ đáng kể nước cấp thông qua đường ống bị ô nhiễm, đặc biệt là nơi việc cung cấp nước không liên tục hoặc xử lý nước không phù hợp. Ngay cả khi nguồn nước tốt, nước có thể bị ô nhiễm trong khi vận chuyển hoặc lưu trữ, đặc biệt là trong điều kiện vệ sinh môi trường không phù hợp.
Sử dụng nước bị ô nhiễm ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Các tác động của nước bị ô nhiễm đến sức khỏe con người phụ thuộc vào loại chất gây ô nhiễm. Ví dụ:
- Cryptosporidium: Một một loại ký sinh trùng đơn bào thuộc ngành Apicomplexa đôi khi xuất hiện trong nguồn nước. Nó gây ra các bệnh về đường tiêu hóa (chủ yếu là tiêu chảy) và có nguy cơ dẫn tới tử vong;
- Nitrat: Có thể đe dọa ngay lập tức đến sức khỏe trẻ sơ sinh. Trong ruột, nitrat được chuyển đổi thành nitrit, ngăn không cho máu vận chuyển oxy;
- Chì: Gây ra các vấn đề về phát triển thể chất lẫn tinh thần ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người trưởng thành uống nước nhiễm chì trong nhiều năm có thể bị bệnh ở thận hoặc tăng huyết áp
- Lưu ý khi dùng máy lọc nước
-
Trong bối cảnh nguồn nước sạch bị ô nhiễm, nhiều người sẽ có xu hướng chuyển sang dùng máy lọc nước nhằm nỗ lực tìm kiếm một nguồn nước uống an toàn cho bản thân và gia đình. Dưới đây là 4 kiểu cơ chế hoạt động của 4 loại máy lọc nước bạn có thể tham khảo để chọn loại máy phù hợp với nhu cầu:
- Sử dụng bộ lọc than hoạt tính: Giúp loại bỏ một số chất ô nhiễm hữu cơ ảnh hưởng đến hương vị và mùi của nước. Một số loại máy cũng được thiết kế để loại bỏ các sản phẩm phụ clo hóa, solvents (một loại hóa chất rất nguy hiểm nếu nuốt phải và đi vào đường hô hấp), thuốc trừ sâu hoặc các kim loại như đồng và chì;
- Sử dụng công nghệ trao đổi ion: Với alumina hoạt hóa có thể loại bỏ các khoáng chất như canxi và magie, tạo thành “nước cứng”. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp lọc khác, chẳng hạn như hấp thụ carbon hoặc thẩm thấu ngược;
- Sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược: Có thể loại bỏ nitrat, natri, thuốc trừ sâu hoặc các sản phẩm hóa dầu;
- Sử dụng công nghệ chưng cất: Đun sôi nước và ngưng tụ hơi nước để tạo ra nước cất;
#Trích Cục Quản Lý môi trường y tế; Vinmec
- NƯỚC RO CHẠY THẬN NHÂN TẠO TIÊU CHUẨN AAMI(17.07.2024)
- KHUYẾN MÃI MỪNG LỄ 2/9/2024(13.07.2024)
- HÀNH ĐỘNG NHỎ - Ý NGHĨA TO (27.04.2024)
- CÁC MẸO HAY GIÚP TĂNG TUỔI THỌ CHO MÁY LỌC NƯỚC (05.10.2015)
- NHỮNG LƯU Ý VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC KHI THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG RO(25.08.2022)
- SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC VÀ ĐỘ MẶN(28.11.2020)
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SODA VÀ BICA(06.06.2022)
- CÔNG TY CP SX - XNK MÁY LỌC NƯỚC ĐÀI VIỆT(03.10.2015)
- DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT NƯỚC MUỐI SINH LÝ 0.9%(13.07.2023)
- TẤT NIÊN 2022(07.01.2023)
- GIÁ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT NƯỚC TINH KHIẾT ĐÓNG BÌNH 20L CHẤT LƯỢNG(26.03.2022)
- BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SẠCH TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY(03.10.2015)
- MÀNG SIÊU LỌC UF (Ultra Filtration) LÀ GÌ? NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÀNG SIÊU LỌC UF.(17.11.2020)
- NỒNG ĐỘ PH ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NGUỒN NƯỚC VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI?(03.10.2015)
- CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỘT NGUỒN NƯỚC SẠCH(03.10.2015)
- HÀM LƯỢNG ASEN TRONG NƯỚC BAO NHIÊU LÀ NGUY HIỂM?(16.11.2020)
- THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT(16.11.2020)
- KỶ NIỆM 17 NĂM THÀNH LẬP CÔNG TY CP SX-XNK MÁY LỌC NƯỚC ĐÀI VIỆT(25.04.2023)
- XÉT NGHIỆM NƯỚC SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH(20.11.2020)
- QUY TRÌNH CIP (VỆ SINH THIẾT BỊ)(08.02.2023)
- CÁCH XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN CÓ MÙI HÔI VÀ NỔI VÁNG(03.10.2015)
- CÁCH KHẮC PHỤC NGUỒN NƯỚC NHIỄM CANXI ĐÁ VÔI(03.10.2015)
- LÀM SAO ĐỂ CHỌN MÀNG RO PHÙ HỢP (23.03.2021)
- XU HƯỚNG SỬ DỤNG MÁY LỌC NƯỚC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG HIỆN NAY(05.10.2015)
- HOÀN NGUYÊN HẠT NHỰA TRAO ĐỔI ION(18.05.2022)
- 80% NGUỒN GỐC CỦA UNG THƯ LÀ DO DÙNG NƯỚC BẨN(20.11.2015)
- TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC(22.03.2017)
- MÀNG LỌC RO BỊ TẮC NGHẼN VÀ GIẢI PHÁP(12.12.2020)
- 10 LỢI ÍCH TỐT NHẤT CỦA MÁY LỌC NƯỚC UỐNG NÓNG LẠNH(14.12.2020)
- VÌ SAO CON NGƯỜI CẦN PHẢI SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH(24.12.2020)