Xã hội ngày càng phát triển thì lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp cũng tăng lên theo cấp số nhân. Lượng thải càng nhiều nhưng các hệ thống xử lý tập trung không đủ để giải quyết, kèm theo các thói quen xả thải không tập chung đã làm ô nhiễm môi trường nước vô cùng nghiêm trọng.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước vượt khỏi khả năng kiểm soát do các hoạt động sản xuất, khai thác, kinh doanh, dịch vụ đang đòi hỏi Việt Nam phải khẩn trương xây dựng một khung pháp lý đủ mạnh và hiệu quả để ngăn ngừa ô nhiễm nước. Với nhiều hệ thống xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn, hoặc đã cũ không có khả năng đáp ứng được với yêu cầu xử lý thực tế. Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng phối hợp với các tổ chức quốc tế có đánh giá tổng thể tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm nguy cơ và kiểm soát tình trạng ô nhiễm.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại Việt Nam
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam
Tại các khu công nghiệp hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn nước.
Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc đường cống, nước không thoát được, nên cứ mỗi trận mưa đến ngừời ta lại phải đi thông cống để thoát nước. Những con sông nhuệ, sông tô lịch đen kịt, bốc mùi hôi vì rác thải.
Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch nước ngầm, nếu sử dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh do nước gây ra.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các kênh mương, sông hồ bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước, và phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có 1.136 người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân cận cũng chết bởi ung thư.
Nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tại một số địa phương, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước như tiêu chảy do nước nhiễm bị khuẩn ecoli, viêm da, hoặc các bệnh đau mắt ngày càng nhiều, và có khả năng lây lan thành dịch bệnh.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao. Tại một số địa phương, trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư, viêm nhiễm phụ khoa chiếm từ 40 – 50%, nguyên nhân là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo đánh giá của các Bộ Y tế và NN&PTNT, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; Trên 100.000 trường hợp mắc ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh,nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản…
Cần có một Luật kiểm soát ô nhiễm nước
Có thể nói rằng, để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về tài chính, khi triển khai các biện pháp khắc phục vẫn chưa có khung pháp lý cụ thể. Đây chính là những nguyên nhân dẫn tới làng nghề Bình Yên (Nam Định) có kênh “bùn” cao hơn mặt ruộng dài 700m/tổng chiều dài 2km đổ ra sông. Cần phải có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn nếu bạn không muốn nhìn thấy một đoạn sông Hồng như thế này
Hay sông Nhuệ ngay dưới chân cầu Diễn Hà Nội rác ngập, cá chết nổi trắng sông Đồng Nai… Theo ông Đặng Ngọc Dĩnh – Liên minh Nước sạch: “Các văn bản luật pháp về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước của Việt Nam còn nhiều bất cập: Khâu “ngăn ngừa” chưa được quan tâm đúng mực; khâu xử lý chưa triệt để, thông tin giám sát ô nhiễm và chất lượng nước chưa công khai. Vai trò cộng đồng trong “giám sát” mờ nhạt và đặc biệt nội dung ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước trong văn bản chưa đầy đủ, chi tiết. Vì vậy cần phải có Luật ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước Việt Nam trong thời gian tới”.
Cùng chia sẻ về việc cần có một văn bản cụ thể, chuyên biệt quy định về kiểm soát ô nhiễm nước, PGS. TS Phạm Văn Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học Quản lý môi trường – Tổng cục Môi trường cho rằng: “Do nội dung cụ thể về kiểm soát ô nhiễm nước chưa được quy định nên hiệu lực pháp lý về kiểm soát ô nhiễm nước chưa cao. Các nội dung liên quan kiểm soát ô nhiễm nước nằm rải rác trong một số văn bản. Công tác thi hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước ở địa phương chưa được triển khai, ví dụ như xử phạt hành chính đối với bảo vệ môi trường nước. Do đó cần có Luật riêng quy định về bảo vệ môi trường nước, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước”.
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam và hướng giải quyết
Hơn 100 các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu đều cho rằng, cần có một luật riêng quy định về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay bà Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng có ý kiến về giải pháp trước mắt được khá nhiều các chuyên gia đồng tình như: “Tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng xảy ra chủ yếu ở hàng ngàn những khúc sông, suối nhỏ, các thủy vực gắn liền với khu cụm công nghiệp, các làng nghề và các khu đô thị. Các nguồn ô nhiễm khác bao gồm từ các hoạt động nông nghiệp, các khu dân cư. Do tính chất đa dạng của các chất gây ô nhiễm và độ bao phủ xuyên biên giới của nước, trong khi chờ đợi một Luật kiểm soát ô nhiễm nước ra đời các ưu tiên xử lý và khôi phục triệt để nên tập trung vào các sông suối nhỏ đang bị ô nhiễm”.
Từ thực tiễn đến chính sách còn khoảng cách khá xa. Thực tiễn đã xảy ra nhưng không có trong chính sách, để có cơ sở xây dựng chính sách sát thực tế, ông Hoàng Dương Tùng – Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Môi trường khẳng định: “Hiện nay, Luật bảo vệ Môi trường 2005 tiếp tục sửa đổi, dự kiến Luật Môi trường mới sẽ được trình vào kỳ họp tháng 5.2014. Qua đây, chúng tôi những nhà quản lý được nghe thêm ý kiến đóng góp. Hiện nay Tổng cục đang tăng cường phối hợp với cơ quan nhà nước để thanh kiểm tra hạn chế tình trạng vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước như trường hợp Nicotex Thanh Thái”.
Để cho môi trường của chúng ta xanh sạch hơn, cần phải sớm có những khung quy định chuẩn về xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải bệnh viện hoặc các khu công nghiệp.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước
Để giải quyết thực trạng ô nhiễm môi trường nước cần phải có chủ trương kế hoạch lâu dài của địa phương và các cơ quan quản lý, nhất là sự chung tay của mỗi người dân. Đầu tiên cần đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền cho người dân về tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người.
- Xây dựng các điểm thu gom rác thải tập chung, để chôn lấp, xử lý theo phương pháp chuyên biệt, tránh bị ngấm vào nước ngầm.
- Yêu cầu các đơn vị sản xuất cần xử lý rác thải, nước thải trước khi xả ra đường ống chung, giảm thiểu nồng độ các chất ô nhiễm cần xử lý. Thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất.
- Mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ nguồn nước và môi trường sống xung quanh mình, vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi ni lông, sử dụng các sản phẩm sinh học, hữu cơ để cùng nhau bảo vệ môi trường.
- Đối với các khu vực có nguồn nước chưa đảm bảo nên sử dụng Máy lọc nước để loại bỏ các chất ô nhiễm kim loại nặng, vi khuẩn, vi rút… để có nguồn nước ăn uống, sinh hoạt đảm bảo, giúp gia đình phòng tránh các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.
Vai trò của nước là vô cùng quan trọng với cuộc sống mỗi người, vì thế hãy cùng chung tay xây dựng và bảo vệ môi trường nước trong sạch, không bị ô nhiễm cũng chính là bảo vệ sức khỏe của mỗi người chúng ta.
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
SĐT: 028.2208.7777
Email: daivietprotech@gmail.com
hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT-XUẤT NHẬP KHẨU MÁY LỌC NƯỚC ĐÀI VIỆT
Địa chỉ: Số 67, Đường 16, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM
HOTLINE: 0903.331.339 - 0933.008.077 - 094.678.7777
- NƯỚC RO CHẠY THẬN NHÂN TẠO TIÊU CHUẨN AAMI(17.07.2024)
- KHUYẾN MÃI MỪNG LỄ 2/9/2024(13.07.2024)
- HÀNH ĐỘNG NHỎ - Ý NGHĨA TO (27.04.2024)
- NƯỚC SẠCH VÀ SỨC KHỎE(05.04.2023)
- CÁC MẸO HAY GIÚP TĂNG TUỔI THỌ CHO MÁY LỌC NƯỚC (05.10.2015)
- NHỮNG LƯU Ý VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC KHI THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG RO(25.08.2022)
- SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC VÀ ĐỘ MẶN(28.11.2020)
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SODA VÀ BICA(06.06.2022)
- CÔNG TY CP SX - XNK MÁY LỌC NƯỚC ĐÀI VIỆT(03.10.2015)
- DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT NƯỚC MUỐI SINH LÝ 0.9%(13.07.2023)
- TẤT NIÊN 2022(07.01.2023)
- GIÁ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT NƯỚC TINH KHIẾT ĐÓNG BÌNH 20L CHẤT LƯỢNG(26.03.2022)
- BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SẠCH TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY(03.10.2015)
- MÀNG SIÊU LỌC UF (Ultra Filtration) LÀ GÌ? NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÀNG SIÊU LỌC UF.(17.11.2020)
- NỒNG ĐỘ PH ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NGUỒN NƯỚC VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI?(03.10.2015)
- CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỘT NGUỒN NƯỚC SẠCH(03.10.2015)
- HÀM LƯỢNG ASEN TRONG NƯỚC BAO NHIÊU LÀ NGUY HIỂM?(16.11.2020)
- KỶ NIỆM 17 NĂM THÀNH LẬP CÔNG TY CP SX-XNK MÁY LỌC NƯỚC ĐÀI VIỆT(25.04.2023)
- XÉT NGHIỆM NƯỚC SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH(20.11.2020)
- QUY TRÌNH CIP (VỆ SINH THIẾT BỊ)(08.02.2023)
- CÁCH XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN CÓ MÙI HÔI VÀ NỔI VÁNG(03.10.2015)
- CÁCH KHẮC PHỤC NGUỒN NƯỚC NHIỄM CANXI ĐÁ VÔI(03.10.2015)
- LÀM SAO ĐỂ CHỌN MÀNG RO PHÙ HỢP (23.03.2021)
- XU HƯỚNG SỬ DỤNG MÁY LỌC NƯỚC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG HIỆN NAY(05.10.2015)
- HOÀN NGUYÊN HẠT NHỰA TRAO ĐỔI ION(18.05.2022)
- 80% NGUỒN GỐC CỦA UNG THƯ LÀ DO DÙNG NƯỚC BẨN(20.11.2015)
- TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC(22.03.2017)
- MÀNG LỌC RO BỊ TẮC NGHẼN VÀ GIẢI PHÁP(12.12.2020)
- 10 LỢI ÍCH TỐT NHẤT CỦA MÁY LỌC NƯỚC UỐNG NÓNG LẠNH(14.12.2020)
- VÌ SAO CON NGƯỜI CẦN PHẢI SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH(24.12.2020)